Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Khi bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?

viêm xoang mũi có thể xảy ra theo mùa hay quanh năm gây ảnh hưởng khó chịu tới cuộc sống. Vậy khi bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì và cần lưu ý những gì?
Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?
Khi bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Dưới đây là những loại thuốc phổ biến thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng mà các bạn cần biết.
Khi bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?
Điều trị viêm mũi dị ứng với nhóm kháng histamin H1
Mặc dù không trực tiếp ngăn chặn sự tạo thành histamin nhưng nhóm thuốc này có tác dụng loại bỏ các triệu chứng do histamin gây ra, có tác dụng chống ngứa mũi, sổ mũi, chảy nước mắt. Tuy nhiên thuốc không làm co mạch nên không có tác dụng giảm triệu chứng ngạt mũi. Với một số loại thuốc thế hệ bệnh viêm mũi dị ứng cũ sẽ gây buồn ngủ cho người sử dụng, thế nên không nên sử dụng loại thuốc này khi lái xe hay vận hành máy móc. Với những loại thuốc thế hệ mới như claritin, acrivastin không gây buồn ngủ, vì thế tiện lợi hơn với người bệnh.
Điều trị viêm mũi dị ứng với nhóm gây co mạch
– Một số dạng thuốc uống thường được sử dụng bao gồm ephedrin, pseudoepherein, phenyplephrin… có tác dụng co mạch, thuoc tri viem mui di ung giảm sưng huyết, phù nề và ngạt mũi. Nhưng bên cạnh đó, bởi tính cường giao cảm mà chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đau thắc ngực, choáng và đau nhức đầu… vì thế chống chỉ định sử dụng những loại thuốc này với những trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp, đau thắt ngực do mắc các chứng bệnh như bệnh mạch vành, cường tuyến giáp, đái tháo đường…
– Ngoài những loại thuốc uống trên, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc nhỏ hay xịt mũi như naphazolin, xylomethazolin. Tương tự với thuốc uống, những loại thuốc này cũng có tác dụng co mạch tại chỗ, viem xoang mui chống phù nề, giảm các triệu chứng ngạt mũi nhanh chóng. Tuy nhiên nếu sử dụng những loại thuốc này lâu dài lại gây ra nhiều hệ quả xấu như lệ thuộc vào thuốc, thuốc không còn hiệu quả giảm ngạt mũi nữa và còn có thể gây ra những tác dụng phụ giống như dạng thuốc uống.
– Dung dịch natriclorid 0,9% có tác dụng làm săn niêm mạc, gây co mạch, chống phù nề và ngạt mũi, không độc nên có thể sử dụng cho tất cả mọi đối tượng từ người lớn cho tới cả trẻ sơ sinh.
Điều trị viêm mũi dị ứng với nhóm corticoid
Fluticason, beclomethason, budesonis được bào chế dưới dạng thuốc hít thường được sử dụng cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Sử dụng nhóm thuốc hít này dù liều lượng thấp hơn so với dạng thuốc uống nhưng cũng đem lại hiệu quả điều trị tương đương, hơn nữa số thuốc theo niêm mạc mũi vào trong do số lượng ít nên gan có thể hóa giải độc tố, do đó phương pháp này lành hơn so với sử dụng thuốc uống hay tiêm.
Bởi corticoid có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng ngăn cản việc làm lành vết thương do đó chỉ dùng phương pháp này khi các tổn thương hô hấp đã hồi phục hoàn toàn. Nếu bệnh nhân đang bị lao thì tuyệt đối không nên dùng vì có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Corticoid hít có thể gây một số tác dụng phụ như đau đầu, viêm họng, kích ứng mũi, hắt hơi, ho, chảy máu cam, phát ban, ngứa, sưng mặt… tuy nhiên đây là trường hợp hiếm gặp. Nếu sử dụng kết hợp corticoid hít kéo dài với corticoid uống có thể gây ngộ độc toàn thân vì thế cần hết sức thận trọng và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên cho trẻ em dưới 12 tuổi sử dụng corticoid này, với bà bầu đang mang thai cũng cần tránh sử dụng corticoid dạng uống vì nó có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét