Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Tư vấn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, thủ tục ly hôn đơn phương giáo dục con sau khi ly hôn của cha mẹ. Thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi kết hôn được 1 năm và có 1 đứa bé gái, sau khi kết hôn không đồng quan điểm nên chúng tôi phải ly thân cho đến nay được 4 năm. Tôi chăm sóc con đến khi con được khoảng 11 tháng vì nhà tôi đơn chiếc tôi phải đi làm ăn xa không thể chăm sóc bé đành phải gởi con cho chồng. Sau khi tôi về nước làm đơn ly hôn, tôi được quyền nuôi con nhưng vì công việc của tôi phải đi công tác thường xuyên và tài chính cũng bấp bên vì phải lo cho gia đình. Tôi nhượng lại quyền chăm con cho chồng và không chu cấp, tôi được phép thăm nom con nhưng gia đình chồng tôi không tư vấn thủ tục ly hôn cho gây sự cản trở gây bất lợi cho mẹ con tôi. Theo luật sư với tình hình như vậy tôi muốn khởi kiện và nhờ toà án can thiệp thì tôi có thắng kiện hay không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo quy định, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn được thực hiện quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dững giáo dục con; thủ tục xin ly hôn cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống với người trực tiếp nuôi; không được lạm dụng việc thăm nom để cản trợ hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng con của người trực tiếp nuôi con; ngược lại, người trực tiếp nuôic on cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, sau khi ly hôn, mặc dù chồng bạn là người trực tiếp nuôi con nhưng bạn vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dương con, có quyền thăm nom con; chồng bạn không được cản trở việc thăm nom, ly hôn nuôi dưỡng con. Việc chồng bạn và những thành viên trong gia đình cản trở việc thăm nom, nuôi dưỡng con là trái với quy định của pháp luật; bạn có thể báo cáo với cơ quan chính quyền địa phương để can thiệp, giải quyết.
Về việc bạn muốn khởi kiện ra Tòa để giành quyền nuôi con. Căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
"1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể dịch vụ ly hôn quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.[…]”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, bạn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con, nếu có căn cứ cho rằng chồng bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; bạn đáp ứng điều kiện để nuôi dưỡng con; đồng thời, nếu con bạn đã đủ 07 trở lên thì cần pảhi xem xét thêm nguyện vọng của con bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét